THỦ TỤC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THÀNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Theo quy định Luật Đầu tư hiện hành, trước khi thành lập một pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư cần được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải có một dự án đầu tư. Do đó, cần thực hiện các thủ tục cơ bản sau đây:

  • Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (đăng ký dự án đầu tư)
  • Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thành lập pháp nhân)
    1. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ:
  • Quy định về điều kiện của dự án đăng ký đầu tư:

+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Các điều kiện khác về hình thức đầu tư, quy mô dự án,… tuỳ thuộc từng dự án đầu tư.

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư trong một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố thì cần tiến hành thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố tùy thuộc vào lĩnh vực và thẩm quyền trước khi tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  • Thời gian thực hiện thủ tục:

+ 15 ngày làm việc. Trường hợp cần phải thẩm định thêm hoặc xin ý kiến các cơ quan liên quan thì thủ tục có thể kéo dài đến 30-35 ngày làm việc. Hoặc:

+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

  • Thẩm quyền cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất nếu dự án đầu tư trong Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất.

    1. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP:
  • Thời gian thủ tục: 7 ngày làm việc
  • Thẩm quyền cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn đối với pháp nhân nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

+ Công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

  • Quy định về con dấu công ty: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp, công ty thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Công ty có quyền quyết định mẫu dấu và số lượng con dấu.

 

    1. HỒ SƠ TOÀN BỘ QUY TRÌNH:

3.1. Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

  • Bản sao công chứng hộ chiếu cả quyển (đối với nhà đầu tư nước ngoài); bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (đối với nhà đầu tư Việt Nam cùng tham gia dự án);
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của từng nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (bản gốc nếu được cấp tại VN, bản sao hợp pháp hóa lãnh sự nếu tài liệu được cấp ở nước ngoài).

3.2. Đối với nhà đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp:

  • Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/ GCN đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao công chứng Hộ chiếu (cả quyển)/Thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao công chứng Hộ chiếu (cả quyển)/Thẻ căn cước của người được ủy quyền quản lý phần vốn góp tại công ty dự kiến thành lập;
  • Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (thể hiện kinh doanh có lãi). Trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì phải cung cấp bổ sung thêm Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp ít nhất bằng hoặc lớn hơn số vốn dự định đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

3.3. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa điểm thực hiện dự án gồm:

  • Hợp đồng thuê trụ sở;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ pháp lý liên quan đến địa điểm thuê như Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương.

3.4. Hồ sơ liên quan đến dự án dự kiến đầu tư:

  • Bản sao công chứng Hộ chiếu (cả quyển)/CCCD của người đại diện theo pháp luật;
  • Thông tin về dự án và doanh nghiệp dự kiến thành lập.

3.5. Hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp dự kiến thành lập:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần)
  • Bản sao công chứng hộ chiếu cả quyển/CCCD của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân.
  • Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự (đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài) hoặc Bản sao công chứng (đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam) Giấy phép thành lập/GCN ĐKDN của là tổ chức/doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.
  • Các giấy tờ pháp lý khác trong từng trường hợp cụ thể.

3.6. Các tài liệu cần thiết khác cần phải soạn thảo bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

………………………..

CÔNG TY LUẬT TNHH PHÁP LÝ JBA

Luật sư: Hoàng Văn Ba

SĐT: 0968.804.362

Email: luatjba@gmail.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Luật sư
Contact Me on Zalo